Xuất khẩu Boeing AH-64 Apache

Năm 2011, sau khi cân nhắc, Ấn Độ đã quyết định mua 22 trực thăng АН-64D Apache Longbow chứ không phải loại Mi-28NE Night Hunter của Nga. Mi-28NE hoàn tất phát triển vào thập niên 1990, khi đó Nga bị tụt hậu so với phương Tây về công nghệ vô tuyến điện tử, vi điện tử, điện tử nano và máy tính tiếp tục tăng lên. Thiết bị điện tử đã trở thành một phần thiết yếu của vũ khí trang bị trên máy bay trực thăng, góp phần đáng kể vào hiệu quả của kiểm soát trinh sát và vũ khí.[17] Kết quả so sánh vũ khí trang bị và hệ thống avionics của Mi-28NE và АН-64D cho thấy kết quả nghiêng về phía trực thăng Mỹ. Sự lạc hậu của thiết bị làm gia tăng trọng lượng, kích thước của thiết bị và khiến Ấn Độ chọn loại trực thăng của Mỹ thay vì trực thăng của Nga[17]

Năm 2013, tại Iraq, Mi-28 đã giành chiến thắng trong gói mua trị giá 4,2 tỷ USD mua 38 trực thăng tấn công. 15 chiếc đầu tiên giao hàng vào 2013, 13 chiếc tiếp theo vào năm 2014, và 10 chiếc vào năm 2015. Quân đội Iraq cũng đẩy mạnh mua sắm các loại trực thăng khác của Nga như Ka-52 Alligator và Mi-35 Hind E. Iraq cũng mua 20 chiếc AH-64E, tuy nhiên theo nhận định thì số lượng máy bay trực thăng Nga sẽ giữ vai trò chủ đạo tại Iraq trong thời gian tới.[53] Ông Khaled al-Obeidi, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq khẳng định loại vũ khí Nga là hiệu quả nhất trong chiến đấu chống lại các phần tử ISIL. Theo ông, vũ khí Nga đã chứng minh là lựa chọn tốt nhất trong chiến tranh chống khủng bố và Mỹ không thể cung cấp được các loại thiết bị quân sự này: “Vũ khí Mỹ thường không thể chịu được các cuộc đối đầu dã chiến đang diễn ra trong khi Iraq lại cần số lượng lớn các loại vũ khí này”[54]

Tính tới năm 2013, AH-64 đã được sản xuất khoảng hơn 2.000 chiếc[55]. Trong đó, khoảng 1.100 chiếc là do quân đội Mỹ đặt mua, vài trăm chiếc khác đã được xuất khẩu cho Ai Cập, Israel, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Kuwait, Ả Rập Xê Út, Qatar, Singapore, Đài Loan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland[1].

Ngày 12/6/2012, Qatar đã ký hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để mua 24 chiếc AH-64D Apache Block III. Trung bình mỗi chiếc tốn 125 triệu USD (đã kèm theo chi phí cho vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật)[56]

Ngày 26/8/2013, Indonesia đã ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD để mua 8 chiếc AH-64E Apache. Trung bình mỗi chiếc tốn 63 triệu USD (có thể chưa kèm theo chi phí cho vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật[57][58]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Boeing AH-64 Apache http://www.russianhelicopters.aero/ru/helicopters/... http://www.chinadaily.com.cn/world/2007-08/10/cont... http://airheadsfly.com/2014/03/09/algeria-48-attac... http://www.army-technology.com/news/newsus-armys-a... http://www.army-technology.com/projects/apache/ http://www.army-technology.com/projects/mi28/ http://www.aviationexplorer.com/apache_facts.htm http://www.bbc.com/news/world-europe-33754767 http://boeing.com/rotorcraft/military/ah64d/index.... http://www.boeing.com/features/2013/06/bds-apache-...